LỄ CƯỚI là đỉnh điểm của cả quá trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hau gia đình, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ vật sau đây ( tùy ở các vùng miền khác nhau có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng mô hình chung không thể phá vỡ.)
LỄ NẠP TÀI: là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu. Ys nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí đãi tiệc, cho nhà gái và cho cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn ( bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước khi trước đông đủ quan viên hai họ đucợ mời – nội ngoại nhà gái ), cô dâu có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
LỄ XIN DÂU:Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến.
LỄ ĐÓN ĐÂU: Lễ đón dâu là một nghi thức quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Đây là khoảnh khắc nhà trai chính thức sang nhà gái để rước cô dâu về nhà chồng.
- Chuẩn bị trước lễ đón dâu
- Nhà trai chuẩn bị đoàn rước dâu, gồm: chú rể, bố mẹ chú rể, họ hàng và bạn bè thân thiết.
- Nhà gái chuẩn bị tiếp đón, gồm: cô dâu, bố mẹ cô dâu, gia đình và người thân.
- Lễ vật: Tráp cưới gồm trầu cau, bánh phu thê, rượu, trà, trái cây, heo quay (tùy phong tục từng vùng).
- Nhà trai đến nhà gái
- Đoàn nhà trai vào nhà gái theo hàng, trưởng đoàn (thường là bậc trưởng thượng) đại diện chào hỏi và xin phép được đón dâu.
- Nhà gái đáp lễ, đại diện phát biểu nhận lễ và chấp thuận.
- Chú rể dâng hoa, trao nhẫn hoặc quà cho cô dâu.
RƯỚC DÂU VÀO NHÀ: Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Việc này được giải thích theo nhiểu cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
LỄ TƠ HỒNG: Khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là ÔNG TƠ BÀ NGUYỆT trên trời se duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, mời người lớn tuổi nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
TRẢI GIƯỜNG CHIẾU: mj chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông nhiều con cháu, phúc hậu, hiền từ, khi cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà này sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối mền cẩn thận,…
LỄ HỢP CẨN: là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
TIỆC CƯỚI: dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt ở nông thôn. Tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là mọt dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái “ tục “ của sự ăn lấn át mất cái “ thiêng “ của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức ở nhà gái ( trước hôm cưới ) và nhà trai ( sau hôm cưới ) nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
LỄ LẠI MẶT: hay còn được gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ, sau lễ cưới 2 ngày hoặc 4 ngày, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật dể tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, thịt. Cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: Elle Flora
Facebook: Trang trí tiệc cưới
Tik Tok: Elle Team
Để lại bình luận